Đời người là vô thường, nên đừng gây buồn khổ cho nhau

Trong cuộc đời, người ta thương nhau rồi bỏ nhau rất nhiều.Trong cuộc đời này người ta chụp mũ kết tội nhau cũng rất nhiều và nỗi buồn xuất hiện vì những điều ta làm buồn nhau. Đó là buồn trên tình cảm thôi, trên sự xúc phạm thôi. Còn những loại buồn khổ vì sự mưu hại.

Ví dụ: vì cạnh tranh, rồi người này mưu hại, giết một người kia. Gài bẫy cho chiếc xe lao xuống vực, rồi người kia chết. Khi người kia chết đi thì để lại vợ con thì vợ con cả đời đau khổ. Cứ nhớ tới chồng mình, rồi thương con vì đứa bé nhớ đến cha mà khóc. Tất cả nỗi buồn đó cộng lại thành nghiệp. Mà trên đời này chuyện đó không ít.

Ví dụ: Một cuộc chiến tranh đi qua thì nỗi buồn để lại trên mặt đất là tràn ngập, nỗi buồn nhiều hơn máu rơi. Máu rơi xuống vài lít thôi nhưng mà nỗi buồn để lại là lênh láng tràn ngập. Một người chết thì vài lít máu chảy ra. Nhưng nỗi buồn sau đó là lênh láng. Nên nghiệp cuồn cuồn trói lại, bó lại cả cái thế giới này. Cả thế giới này bị bó lại, bị nhấn chìm trong nghiệp của chúng sinh làm buồn khổ lẫn nhau.


Và nỗi buồn đó, cái nghiệp đó bay lẫn quẫn trong không gian này. Nó gặp đúng người nào ngày xưa đã từng gây nỗi buồn cho người khác. Nó nhập vào trong tâm người đó. Thế là người đó xuất hiện ung thư tâm lý, bị một nỗi buồn vô cớ, không biết nguyên nhân và cứ tự mình làm mình buồn tiếp. Tự nghĩ những ý nghĩ buồn tiếp cho đến ngày tự kết thúc mình bằng cái chết là xong. Bệnh trầm cảm là như vậy.

Nên chúng sinh khắp thế giới này thường gây cái nghiệp làm buồn lòng nhau. Có những chuyện buồn ít thôi, nhưng có những chuyện làm buồn sâu sắc, kéo dài và như thế. Ngưới có đạo đức, người biết tu hành. Một bậc hiền thiện thì tâm lúc nào cũng tinh tế để đừng làm buồn lòng người khác. Càng tinh tế chừng nào, càng đạo đức chừng nào. Thì ta cẩn thận từng lời nói một để không làm buồn lòng ai.

Chúng ta nhìn lại lòng mình xem, mình đạt đựơc đạo đức đó chưa? Đựơc sự tinh tế đó chưa? Hay là ta muốn nói gì thì nói, muốn cư xử ra sao thì cư xử? Ai thấy buồn thì kệ. Thì ta là một loại vô minh, ngu dốt và ác độc. Còn nếu mà ta thuộc loại người tinh tế, khi cư xử lúc nào cũng cẩn thận. Đừng để người khác buồn, hoặc buồn rất ít, thì ta được xếp vào bậc hiền thiện, đạo đức. Mà cái ranh giới này rất mong manh. Nếu chúng ta ích kỷ, tham lam sân hận thì ta sẵn sàng làm cho người khác buồn. Thì người đó thuộc loại ác độc, không có đạo đức.

Còn người tu hành chân chính theo lời Phật dạy là biết yêu thương, biết xót xa tới nỗi buồn khổ của người khác. Thì hết sức cẩn thận trong từng lời ăn tiếng nói, trong từng cư xử.

Trích “ Hiểu về Bệnh Trầm Cảm” – TT. Thích Chân Quang
Theo: Phật Giáo Việt Nam

Post a Comment

Previous Post Next Post