DÙ LÀ AI TRONG CUỘC ĐỜI, CŨNG ĐỪNG PHẠM PHẢI CÁI NGHIỆP NÀY

 


Phật dạy đã là nghiệp thì nó sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó.

1. Phán xét và chỉ trích

Phán xét hoàn cảnh khó khăn, ngoài tầm kiểm soát của người ta như ngoại hình, tình trạng sức khỏe, cân nặng, tài chính, kỹ năng mà khả năng của họ không thể đạt được thực sự là ác khẩu. Để tránh vô tình trở thành người hay phán xét, chúng ta cần có cái nhìn rộng mở, cố gắng thấu hiểu và cảm thông, động viên khuyến khích.

Bên cạnh đó, ác khẩu còn liên quan đến việc nói dối. Có nhiều loại nói dối: Nói dối với đùa vui, nói dối với mục đích lừa phỉnh, nói dối để khoe khoang, nói dối vì sợ hãi, nói dối để thu lợi bất chính…

Tùy theo mục đích của nói dối mà tạo ra nghiệp tội nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp nói dối với mục đích cứu giúp hoặc bảo vệ tính mạng cho người khác thì không bị tính là khẩu nghiệp.

2. Đổ tội cho người khác

Trong nhiều tình huống không hay xảy ra, đổ tội là cách nhanh nhất để chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu đổ tội không đúng người đúng cách vô tình khiến mình trở thành người vô lý, giả dối, thậm chí vu khống người khác.

Mỗi người một cuộc đời, một công việc, một gia đình với những trách nhiệm của riêng mình. Nếu không hài lòng, hãy học cách trao đổi để cải thiện tình hình hoặc chấp nhận tình huống không vừa ý hay chủ động thay đổi, từ bỏ hay ra đi chứ không tìm cách đổ tội, than thở.

3. Phủ nhận công sức người khác

Phủ nhận công sức người khác cũng là một dạng của ác khẩu trong giao tiếp hàng ngày mà nhiều người đang mắc phải. Có người thường bình luận không tích cực về những đóng góp hay thế mạnh của bạn bè, đồng nghiệp vì trong sâu thẳm, họ lo sợ người ta sẽ làm tốt hơn mình và sẽ dần lên mặt với ta. Do đó, phản ứng tự nhiên là phủ nhận công lao, đóng góp của họ.

Tuy nhiên, cách giao tiếp này chỉ chứng tỏ rằng chúng ta không công bằng, không tự tin và càng không hợp tình hợp lý. Và nếu tất cả mọi người đều giao tiếp bằng sự phủ nhận công sức và thành tích của nhau, chúng ta sẽ tạo nên một cộng đồng thiếu đoàn kết, thiếu trân trọng nhau.

4. Không nên tức giận

Phật khuyên mọi người chúng ta không nên nóng giận. Phật không phân biệt nóng giận vì có lý do chính đáng hay không chính đáng, hợp lý hay không hợp lý. Chỉ biết rằng khi nóng giận, tâm con người chắc chắn không đủ để kiểm soát hành vi và ngôn ngữ. Phật nói : ‘Hãy từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến với các người’.

Đức Phật dạy rằng, cần phải học cách nhận diện và chuyển hóa cơn giận, khi giận, không nên đè nén trong lòng mà nên nói ra. Ta nên bày tỏ nỗi khổ của ta một cách rất chân tình và thật thà với người mà ta đang giận, có như thế mới có cách giải quyết vấn đề.

Khi trao đổi bàn giải với nhau, cả hai nên dùng lời ái ngữ ôn hòa và phải tỏ ra một cách hết sức thành thật cởi mở. Cả hai nên dẹp bỏ lòng tự ái kiêu căng ngã mạn. Vì lòng tự ái là con đẻ của bản ngã. Chính nó gây nên thù hận và giết chết đời ta.

Sưu tầm

Post a Comment

Previous Post Next Post