. Lời khen vui tai, lời chê thường khó chịu, phải sáng suốt vì nếu mãi đắm chìm trong sự tán dương, ko lắng nghe lời chê hay nghịch ý sẽ ko thể khác hơn được. Hệ lụy khi nói về thứ chưa có sự kiểm chứng rất nguy hiểm.
. “Khi một người phản biện có thể họ sai nhưng nhiều người phản biện có thể bạn nên ngẫm lại chính mình”
. “Một lời góp ý đều là cánh cửa tri thức”
. Đi chùa, ăn chay, phóng sanh, làm từ thiện...vv là điều tốt tuy nhiên mục đích, cái cuối cùng mình muốn hay cái chân thật nhất từ đáy lòng mình đó mới là điều cốt lõi cần quan tâm. Chứ không phải là thứ ta thấy, hay vài tấm ảnh post hoặc giả cần sự ngưỡng mộ, Trafic và một chiếc backround “trầm trồ”. (*Trừ phi sự lan tỏa kêu gọi cộng đồng)
. Giới sâu bít có không ít anh chị là người Mến Phật Giáo. Người nổi tiếng thường có sức ảnh hưởng lớn nên sẽ có hai chiều hướng. Một là sẽ có sự tích cực tốt đẹp, hai là tác hại ngược lại cho ai thiếu hiểu biết và so sánh dữ liệu lập luận.
. Hiện nay Phật Giáo cũng lấn sân “Trend” và thỉnh thoảng cũng có vài điều hot không kém cạnh thị trường Trend của nhân loại, bởi hiện nay rất nhiều người nổi tiếng giới doanh nhân cũng thường PR qua báo mạng
. Bất cứ chia sẻ nào thuộc về đời thường, cách sống, đạo đức, thiện lành, tốt đẹp...vv thuộc về cuộc đời hay gọi là “Thiết Thực Trên Mặt Đất”. Những thứ này dù sự lan toả (*) vì cái tôi, hay vì chút ảo giác cũng xem như đều có ích cho người nhìn.
. Nhưng chia sẽ nằm ngoài Mặt Đất! Thế giới vũ trụ quan siêu hình của ta cần phải có sự kiểm chứng của chính mình, hoặc chí ít là dữ liệu sàng lọc logic, được sàng lọc từ nhiều nguồn tri thức để đưa ra sản phẩm có chút tâm huyết trên nền tảng của người đi trước. Không thể thần tượng một ai đó và chỉ nghe rồi thuật lại, sức lan tỏa này là hệ lụy không tốt (tôi nghĩ vậy).
. Sao cũng được! Vì đây là góc nhìn và từ “nguồn dữ liệu của chính tôi” mà nói ra. Có thể bạn thấy tôi đang sân si, có thể bạn thấy hứng thú, cũng có thể bạn sẽ thấy sự đụng chạm NHƯNG biết đâu một ngày bạn sẽ nhớ lại bài viết này và thấy nó phù hợp với bạn.
NGHIỆP
. Khi nói về nghiệp ta thường nghe hầu hết là điều gì đó rất nặng nề và mang nhiều thứ “hậu quả” của một việc xấu đã làm và đang phải tự ngặm nhấm trong khổ đau...
. Nghiệp lúc này cũng tương tự như nhân quả, “thằng đó bị quả báo mà, nhân quả thôi có làm có chịu”. Vậy Nhân Quả và Nghiệp khác nhau hay giống nhau? Nếu là giống nhau thì chỉ nên dùng một thứ để mô tả, còn nếu xưa nay vẫn tồn tại cả hai thì chắc chắn sẽ có sự khác biệt. Nghiệp và nhân quả có sự tương quan mật thiết trong chu trình tiến hoá có sự tham gia của thời gian và không gian là cốt yếu để mở ra Tam Tạng Kinh Điển trong Nhà Phật, nó rất quan trọng... (nói ra sẽ dài)
. Nghiệp thật ra rộng và lớn hơn thứ ta đang nghĩ, thứ mà ta đang mơ hồ đóng khung cho nó. Chính ta cũng thật vô trách nhiệm với nghiệp của mình mà bất giác phải nhận lãnh tốt xấu.
. Nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp báo, nghiệp báo nhãn tiền, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, cộng nghiệp, biệt nghiệp, phi nghiệp, cận tử nghiệp,....vv (tốt nghiệp 😄)
- Thói quen thường nhật, sự lượm lặt tích trữ đó mới gọi là nghiệp. Nghiệp là ý chí dẫn dắt của hành động sự việc, sự liên tục diễn ra thông qua “lục nhập” để lưu lại trong tàng thức sau đó “duyên hành” thành “Hệ Nhân Quả”
- Những suy nghĩ hành thiện, bố thí, cúng dường,... giúp đỡ người nghèo gọi là Thiện Nghiệp (sự huân tập thiện - tăng trưởng)
- Những suy nghĩ tham lam, chiếm đoạt, ích kỷ, trộm cắp, đem sự khổ đau cho mình và người là Nghiệp Bất Thiện (sự huân tập ác niệm - ấu trĩ đau khổ)
...vv
“Thằng đó nghiệp nặng quá, nghiệp tôi nặng quá”
Nghiệp không có nặng hay nhẹ mà là diễn biến của tâm thức, nó có thể kéo dài vô tận hay lập tức đoạn diệt thông qua sự Tỉnh Giác của quá trình Tu Tập...(còn tiếp)
MÓN QUÀ QUÝ GIÁ CỦA ĐỜI NGƯỜI
. Như tôi đã nói Nghiệp là sự Huân Tập trong ý chí dựa vào dữ liệu của tạng thức cũ và thông qua Lục Nhập mới nhờ hệ “vi mạch cao cấp” là các nơron thần kinh sử lý đường truyền mà có sự so sánh từ đó mơi có hành động của ba nghiệp thân, khẩu, ý
. Chỉ có con người và tầng trên con người trong lục đạo mới có Nghiệp. Sự quý giá ở chỗ là ta có thể cải sửa nghiệp và điều chỉnh hành vi kết quả chính mình. Hay trong phim cổ trang thường có câu “nghịch thiên cải mệnh” hoặc, ở đời có câu “Đức Nhân Thắng Số”, Phúc Khí...vv
- Loài cầm thú có loài có chút nghiệp nhưng rất yếu mỏng và gần như không có, nhưng cơ hội tiến hoá để mạnh mẽ hơn và nhận lại tri giác vẫn có chút ít hy vọng nhưng rất lâu (từ đây sẽ có cánh cổng của các loài linh thú tu luyện ). Hiện tại trong bát bộ và các loài linh thú chỉ còn: Rùa (quy), Rắn (xà), Hổ, Báo, Hạc...
Nhưng phần nhiều là con vật yếu kém mất tánh linh do sự săn bắt giết hại của con người, phần ít có thể còn nhưng chỉ nơi rừng già thật thâm sơn cùng cốc mới còn.
- Cây cỏ vô tri thì gần như ko có và đã mất đi bản thể “tỉnh giác”. Mãi sống trong sự vô tri thuận theo nhân quả, có hạt lên cây kết trái và cứ tiếp tục mãi mãi. Nếu may mắn được sống 500 hay 1000 năm, thông qua âm dương đất trời để tụ lại linh khí được gọi là “thọ thần” dưới gốc rể, nếu có thọ thần mới bắt đầu quá trình tiến hoá được, nên mới vươn theo nắng, và đâm rễ tìm nước hấp thụ âm dương...Nhưng đại cổ thụ thời này ko kịp nhận lại thọ thần linh khí đó, vì có bàn tay đốn chặt của con người. Đó là chưa kể bị các loài tiến hoá hơn trong tu luyện hấp thụ mất đi linh khí đó (từ đây vén bức màn sơ khởi thấp nhất của thế giới ngạ quỷ mà trong Phật Giáo có nói đến)
Sinh Lý: nguyên lý sơ khởi của sinh diệt.
- Cát đá vô tri theo nhân quả, đã không còn chi cả lại còn mất luôn cả linh khí và sự sống. Có vài loài cổ thạch hay đá quý nhờ vị trí thuận lợi của thiên tượng, địa mạch được âm dương trời đất mà có sự đặc biệt về giá trị phong thủy nhờ vào âm dương chi khí còn lại nhưng đã quá xa sự sống. Đa phần chỉ là loài cát đá tầm thường nhờ năng lượng vận hành của vũ trụ rồi kết tinh lại cũng như electron vận hành quanh hạt rồi lại tan ra, quá trình thành, trụ hoại, không này mỗi quá trình diễn ra rất rất lâu, (từ đây sẽ vén bức màn sơ khởi nhất của vô gián địa ngục mà trong Phật Giáo có nói đến)
Vật Lý: nguyên lý sơ khởi của sự vật và hư không.
. Trong Phật Giáo có bốn loại người mà Đức Phật nói đến
- Sinh ra trong giàu có, nơi tri thức đủ đầy và thuận lợi mọi điều. Dùng nghiệp luôn cải sửa hành vi tốt hơn Huân Tập năng lượng tích cực tăng trưởng thịnh vượng mạnh mẽ.
“Sáng vào sáng”
- Sinh ra trong nghèo khó, biên địa, không thuận lợi, không tiếp cận được tri thức. Dùng nghiệp hành động để Huân Tập ấu trĩ, tiêu cực...
“Tối vào tối”
- Sinh ra trong giàu có, nơi tri thức đủ đầy và thuận lợi mọi điều. Dùng nghiệp hành động để Huân Tập ấu trĩ, tiêu cực...
“Sáng vào tối”
- Sinh ra trong nghèo khó, biên địa, không thuận lợi, không tiếp cận được tri thức. Dùng nghiệp luôn cải sửa hành vi tốt hơn Huân Tập năng lượng tích cực tăng.
“Tối vào sáng”
Đức Phật khen hạng thứ bốn và hạng thứ nhất.
. Từ Nghiệp, biệt nghiệp, cộng nghiệp và sự cải sửa bốn điều này sẽ có liên quan đến mật thiết đến sự luân chuyển của thân trung ấm. Hay gọi là sự luân hồi chuyển kiếp trong Phật Giáo. Không tự nhiên sanh trong gia đình giàu có hay nghèo hèn mà có liên quan trực tiếp đến sự Huân Tập Hành Vi từ đó mới có hệ nhân quả để năng lực cận tử nghiệp vốn có của ta sẽ tự vận hành, sự Gá Sanh gọi là Đầu Thai.
. Người tu hành thường sẽ dùng năng lực Thiên Nghiệp để tiến hoá trong sự trong sáng, hạnh phúc, an vui. Khi ta làm một điều gì tốt cho đi lúc đó thân tâm rất hạnh phúc và thiện lành từ đó sẽ có nền tảng để nhận lại bản tánh hay “Sự Giác Ngộ” trong quá trình tu học. Thậm chí những người thí xả “thật lòng” phần lớn như thế rất giàu có và luôn thuận lợi may mắn trong đời hoặc xuất phát điểm thấp cũng dần dần “nghịch thiên cải mệnh, đức nhân thắng số”. Hoặc dùng năng lực nghiệp tiến đến các trạng thái tâm linh cao hơn mà ta từng nghe: tiên, thánh, thần...hay võ đạo tinh khí thần cũng là một trạng thái đó.
. Cái cuối cùng là Phi Nghiệp hay nói cách khác là, tiến đến trạng thái vô niệm, định, phi nghiệp....là bắt đầu vào cánh cổng cao hơn vượt ngoài thế giới vật chất và sự ví dụ bằng ngôn ngữ. Đạo Phật từ đó mới thật sự mở ra!
TinhQuy