Ngày Nguyệt Kỵ bắt nguồn từ truyền thống khoa học tâm linh của người Trung Quốc, trong lịch của họ có hẳn ngày Nguyệt Kỵ. Họ đặc biệt không làm bất cứ việc gì trọng đại vào 3 ngày này.
Còn ở Việt Nam, người dân ta cũng có quan niệm kiêng kỵ ngày này. Trước tiên có thể tạm lý giải cụ thể như sau: Ngoại trừ ngày 5, các ngày 14 hay 23 có các con số khi cộng lại đều bằng 5. Ngày 14 gồm 1 4 = 5; ngày 23 gồm 2 3 = 5.
5 được cho là con số "nửa vời, lưng chừng, không suôn sẻ, không tới nơi tới chốn, làm gì cũng đứt gãy" vì thế mà ông bà thường kiêng kỵ cho con cháu xuất hành đi xa hoặc làm việc trọng đại như khai trương, khởi công xây dựng, cưới hỏi,... trong 3 ngày này.
Mặt khác, trong cửu cung bát quái có các phi tinh như: Nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử. Trong số các cửu cung này thì Sao ngũ hoàng được cho là xấu nhất, thường mang lại điềm rủi, xui xẻo. Thường thì phi tinh cửu cung sẽ phải quay trở về Ngũ hoàng - Ngũ hoàng tương đương với số 5 chính vì thế mà số 5 được cho là số xui xẻo.
Ngoài ra theo các yếu tố tự nhiên, ngày 5 là ngày triều cường (người miền Tây thường cho gọi là "con nước"), ngày này thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè đi lại, đặc biệt là bà con khu vực sông lớn.
Về góc độ khoa học, vào ngày 5, 14 và 23 là các ngày con người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi năng lượng dao động của Trái đất và Mặt trăng. Nó làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sinh hoạt, sức khỏe, dễ làm con người mất tự chủ, xảy ra sai lầm trong tính toán, hành động. Bên cạnh đó, những ngày này còn được ví như ngày "trái gió trở trời". Trước kia đã có giới chuyên môn nghiên cứu về hiện tượng gia tăng tai nạn, rủi ro vào trung tuần trăng tức các ngày mặt trăng và mặt trời có sự chuyển biến dao động lớn.
Ngày nay, người ta ít tin vào những quan niệm dân gian này. Nhiều người vẫn làm việc quan trọng vào những ngày này mà không hề bị ảnh hưởng gì.