Hoa cũng là đất và đất cũng là hoa. Bởi khi ngộ được “Ngũ uẩn giai không” thì mới “độ nhất thiết khổ ách” tức là vượt qua mọi khổ đau đến được bờ Niết bàn. Thực hành Bồ tát, Tâm của người tu đòi hỏi không có sự phân biệt. Khi tâm còn có sự phân biệt thương ghét, giàu nghèo, đẹp xấu thì vị đó không phải là Bồ tát đích thực, bởi còn có sự phân biệt giữa các tướng.
Bồ tát có gốc là Bodhisattva. Từ Bodhi có nghĩa là "giác ngộ", sattva có nghĩa là "chúng sinh". Bodhisattva được dịch là chúng sinh giác ngộ hoặc người giác ngộ.
Sau khi đạt được giác ngộ, bằng từ bi và trí tuệ, Bồ tát giúp mình và người khác vượt qua biển khổ đến bờ an lạc. An lạc chính là Niết bàn. Trong cuộc sống hàng ngày, các vị Bồ tát luôn có mặt quanh ta, gồm Bồ tát xuất gia và Bồ tát tại gia. Đó là những người bằng trí tuệ, công sức giúp mọi người bớt khổ đau trong thân và tâm.
Bồ tát làm được điều đó bởi trong tâm của Bồ tát tồn tại một năng lượng gọi là Tâm Bồ Đề. Mọi phật tử khi quy y Tam bảo, ai cũng muốn có Tâm Bồ Đề. Để đạt được Tâm Bồ Đề của một vị Bồ tát, người tu phải tự hỏi: Mình an lạc không? Mình sống chan hòa với những người xung quanh không? Người tu phải hiểu rõ cái tính Không trong cuộc sống.
Hoa cũng là đất và đất cũng là hoa. Bởi khi ngộ được “Ngũ uẩn giai không” thì mới “độ nhất thiết khổ ách” tức là vượt qua mọi khổ đau đến được bờ Niết bàn. Thực hành Bồ tát, Tâm của người tu đòi hỏi không có sự phân biệt. Khi tâm còn có sự phân biệt thương ghét, giàu nghèo, đẹp xấu thì vị đó không phải là Bồ tát đích thực, bởi còn có sự phân biệt giữa các tướng.
Nguồn : Phật Giáo Việt Nam
Tags:
Phật Giáo