Mỗi ngày chúng ta hãy tập chia sẻ Phật Pháp. Hãy tập chia sẻ đúng chánh Pháp. Vì bố thí Pháp là thù thắng nhất, là cho người chiếc phao, là vạch con đường để hướng chung sinh đến với sự giải thoát, ngộ đạo. Nên công đức của người truyền trao thật chẳng thể nào nghĩ bàn.
“Phúc báu” là một lực thiêng liêng, vô hình chi phối hạnh phúc, khổ đau của con người. Chính vì thế con người mới cầu xin phúc đức. Thế nhưng suy nghĩ và phân tích tới nơi tới chốn, dù là lực vô hình, ta có thể thấy:
Phúc báu là do tu tập hành thiện bố thí mà có được. Chúng ta nếu biết học từ, bi, hi, xả một cách chân chính tức cũng có thể làm bố thí một cách chân chính, từ đó mới có được phúc báu. Bằng không cho dù có được một chút lợi ích nhất thời thì đó cũng là một loại đau khổ, một loại áp lực chứ hoàn toàn không phải phúc báo đích thực, không thể đem đến cho bạn sự an vui đích thực. Phúc báu có được từ sự tu tập chân chính nó là tự nhiên mà đến, trong suốt quá trình phúc báo đều không đem đến cho bạn chút áp lực hay phiền não nào. Phúc báu đến tự nhiên mới là lợi ích bền vững.
Vợ chồng dù giàu nghèo, sống hòa thuận với nhau là có phúc. Gây gổ, đánh đập, giết hại hoặc ly dị nhau là vô phúc. Anh em hòa thuận, thương yêu, đùm bọc nhau là có phúc. Anh em chia lìa hận thù là vô phúc. Bệnh tưởng chết, gia đình chuẩn bị hậu sự, may đâu gặp được thầy được thuốc, bệnh hết, người đời gọi là “phúc mà qua khỏi”. Một đất nước yên lành, không chiến tranh, không khủng bố, ít thiên tai, dù giàu dù nghèo cũng là “phúc báu”.
Có 10 phúc báu cho một người mà thường hay chia sẻ Phật Pháp cho nhiều người biết là:
1. Khả năng về Phật Pháp của người ấy sẽ ngày càng giỏi, xuất sắc và uyên thâm hơn, trí tuệ, tâm linh sẽ ngày càng khai mở, tăng trưởng.
2. Đạo đức, lòng Thánh thiện, tâm từ bi của người ấy càng ngày càng rộng lớn.
3. Nếu tu chưa đắc giải thoát thì sinh ra kiếp nào cũng đều có duyên gặp được Phật Pháp khi còn rất trẻ để tiếp tục tu hành.
4. Đi đâu, làm gì, ở đâu, lúc nào cũng có các Vị Thiện Thần, Chư Thiên theo bảo vệ, giúp đỡ.
5. Đi nơi đâu, sống trong môi trường nào cũng đều gặp người tốt giúp đỡ, thương yêu quý mến, thường gặp được Thiện Tri Thức hướng dẫn.
6. Nếu giáo Pháp Phật chia sẻ mà đúng chính pháp, đúng nhân quả, đúng đạo lý thì người này được cái phúc là khó gặp tà đạo, tà Sư. Mà luôn gặp chính pháp Phật để tu tập, tiến đạo.
7. Trong vị lai, người ấy sẽ có đủ phúc duyên để trở thành một Vị giảng Sư giỏi, thuyết pháp hay và được nhiều người mến mộ, kính trọng.
8. Tài sản, vật chất, cái ăn, đồ mặc luôn được đầy đủ mà không bị thiếu thốn.
9. Tâm hồn luôn được an lạc, bình yên, hạnh phúc nhẹ nhàng, khuôn mặt từ ái, phúc hậu, điềm nhiên.
10. Vào một kiếp nào đó, chắc chắn sẽ tu đắc đạo, an trụ niết bàn.
Phật pháp tại thế gian – bất ly thế gian giác. Quả vậy, bất cứ ở thời đại nào, Phật pháp cũng đều thích hợp với những hiểu biết, với trí tuệ của thế gian.
Phúc báu là gì?
“Phúc báu” là một lực thiêng liêng, vô hình chi phối hạnh phúc, khổ đau của con người. Ảnh minh họa
“Phúc báu” là một lực thiêng liêng, vô hình chi phối hạnh phúc, khổ đau của con người. Chính vì thế con người mới cầu xin phúc đức. Thế nhưng suy nghĩ và phân tích tới nơi tới chốn, dù là lực vô hình, ta có thể thấy:
Phúc báu là do tu tập hành thiện bố thí mà có được. Chúng ta nếu biết học từ, bi, hi, xả một cách chân chính tức cũng có thể làm bố thí một cách chân chính, từ đó mới có được phúc báu. Bằng không cho dù có được một chút lợi ích nhất thời thì đó cũng là một loại đau khổ, một loại áp lực chứ hoàn toàn không phải phúc báo đích thực, không thể đem đến cho bạn sự an vui đích thực. Phúc báu có được từ sự tu tập chân chính nó là tự nhiên mà đến, trong suốt quá trình phúc báo đều không đem đến cho bạn chút áp lực hay phiền não nào. Phúc báu đến tự nhiên mới là lợi ích bền vững.
Vợ chồng dù giàu nghèo, sống hòa thuận với nhau là có phúc. Gây gổ, đánh đập, giết hại hoặc ly dị nhau là vô phúc. Anh em hòa thuận, thương yêu, đùm bọc nhau là có phúc. Anh em chia lìa hận thù là vô phúc. Bệnh tưởng chết, gia đình chuẩn bị hậu sự, may đâu gặp được thầy được thuốc, bệnh hết, người đời gọi là “phúc mà qua khỏi”. Một đất nước yên lành, không chiến tranh, không khủng bố, ít thiên tai, dù giàu dù nghèo cũng là “phúc báu”.
10 phúc báu dành cho người chia sẻ Phật pháp là gì?
Phật pháp tại thế gian – bất ly thế gian giác. Quả vậy, bất cứ ở thời đại nào, Phật pháp cũng đều thích hợp với những hiểu biết, với trí tuệ của thế gian. Ảnh: Internet
Có 10 phúc báu cho một người mà thường hay chia sẻ Phật Pháp cho nhiều người biết là:
1. Khả năng về Phật Pháp của người ấy sẽ ngày càng giỏi, xuất sắc và uyên thâm hơn, trí tuệ, tâm linh sẽ ngày càng khai mở, tăng trưởng.
2. Đạo đức, lòng Thánh thiện, tâm từ bi của người ấy càng ngày càng rộng lớn.
3. Nếu tu chưa đắc giải thoát thì sinh ra kiếp nào cũng đều có duyên gặp được Phật Pháp khi còn rất trẻ để tiếp tục tu hành.
4. Đi đâu, làm gì, ở đâu, lúc nào cũng có các Vị Thiện Thần, Chư Thiên theo bảo vệ, giúp đỡ.
5. Đi nơi đâu, sống trong môi trường nào cũng đều gặp người tốt giúp đỡ, thương yêu quý mến, thường gặp được Thiện Tri Thức hướng dẫn.
6. Nếu giáo Pháp Phật chia sẻ mà đúng chính pháp, đúng nhân quả, đúng đạo lý thì người này được cái phúc là khó gặp tà đạo, tà Sư. Mà luôn gặp chính pháp Phật để tu tập, tiến đạo.
7. Trong vị lai, người ấy sẽ có đủ phúc duyên để trở thành một Vị giảng Sư giỏi, thuyết pháp hay và được nhiều người mến mộ, kính trọng.
8. Tài sản, vật chất, cái ăn, đồ mặc luôn được đầy đủ mà không bị thiếu thốn.
9. Tâm hồn luôn được an lạc, bình yên, hạnh phúc nhẹ nhàng, khuôn mặt từ ái, phúc hậu, điềm nhiên.
10. Vào một kiếp nào đó, chắc chắn sẽ tu đắc đạo, an trụ niết bàn.
Phật pháp tại thế gian – bất ly thế gian giác. Quả vậy, bất cứ ở thời đại nào, Phật pháp cũng đều thích hợp với những hiểu biết, với trí tuệ của thế gian.
Thanh Tâm
Tags:
Góc Tĩnh Tâm